Căn cứ quân sự Dốc Miếu thuộc địa phận xã Gio Phong, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Di tích lịch sử này khá nổi tiếng và được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm” trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
Nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A, cách cầu Hiền Lương khoảng 7km về phía Nam, Dốc Miếu là đồi đất bazan nằm trong vùng địa hình bao gồm ba dốc chạy ngoằn ngoèo. Đây cũng chính là phòng tuyến do Mỹ xây dựng với tên gọi Mc Namara – tên một tướng chỉ huy quân Mỹ - Ngụy, nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc và chiến trường miền Nam. Trong đó, căn cứ quân sự Dốc Miếu là cứ điểm quan trọng nhất trong phòng tuyến này.
Tại đây, địch xây dựng hệ thống hầm nhà vòm và lô cốt di động bằng bê tông. Cùng với đó là trận địa pháo hướng về phía bờ bắc sông Bến Hải, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra, bố trí nhiều đại đội Mỹ - Ngụy. Xung quanh căn cứ ngoài các hàng rào kẽm gai với 12 lớp cao 3m, trên mặt là hàng rào có gài mìn tự động, dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét.
Năm 1972, quân và dân ta đồng loạt nổ súng, bắn lựu đạn DKD – A12, bom phóng, vây chặt căn cứ quân sự Dốc Miếu. Sau ba ngày tấn công liên tiếp, địch phải bỏ chạy vào đêm 31/3/1972, bỏ lại đồn bốt, cộng sự cùng với hệ thống hàng rào điện tử hiện đại.
Hiện nay, nhà nước ta cho xây dựng tượng đài chiến thắng ghi công các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng. Dưới chân là các đồi cao su nối dài thẳng tắp, minh chứng cho cuộc sống đang hồi sinh mãnh liệt trên mảnh đất một thời bom lửa này.
Di tích căn cứ quân sự Dốc Miếu đã trở thành một điểm tham quan du lịch lịch sử cho du khách ghé thăm mỗi khi đến Quảng Trị. Đây không những là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc ta mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với các thế hệ tương lai của đất nước.
Ảnh: Internet.
Nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A, cách cầu Hiền Lương khoảng 7km về phía Nam, Dốc Miếu là đồi đất bazan nằm trong vùng địa hình bao gồm ba dốc chạy ngoằn ngoèo. Đây cũng chính là phòng tuyến do Mỹ xây dựng với tên gọi Mc Namara – tên một tướng chỉ huy quân Mỹ - Ngụy, nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc và chiến trường miền Nam. Trong đó, căn cứ quân sự Dốc Miếu là cứ điểm quan trọng nhất trong phòng tuyến này.
Tại đây, địch xây dựng hệ thống hầm nhà vòm và lô cốt di động bằng bê tông. Cùng với đó là trận địa pháo hướng về phía bờ bắc sông Bến Hải, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra, bố trí nhiều đại đội Mỹ - Ngụy. Xung quanh căn cứ ngoài các hàng rào kẽm gai với 12 lớp cao 3m, trên mặt là hàng rào có gài mìn tự động, dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét.
Năm 1972, quân và dân ta đồng loạt nổ súng, bắn lựu đạn DKD – A12, bom phóng, vây chặt căn cứ quân sự Dốc Miếu. Sau ba ngày tấn công liên tiếp, địch phải bỏ chạy vào đêm 31/3/1972, bỏ lại đồn bốt, cộng sự cùng với hệ thống hàng rào điện tử hiện đại.
Hiện nay, nhà nước ta cho xây dựng tượng đài chiến thắng ghi công các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng. Dưới chân là các đồi cao su nối dài thẳng tắp, minh chứng cho cuộc sống đang hồi sinh mãnh liệt trên mảnh đất một thời bom lửa này.
Di tích căn cứ quân sự Dốc Miếu đã trở thành một điểm tham quan du lịch lịch sử cho du khách ghé thăm mỗi khi đến Quảng Trị. Đây không những là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc ta mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với các thế hệ tương lai của đất nước.
Ảnh: Internet.
Comments
Post a Comment