Miếu bà Chúa Ngọc là địa danh tín ngưỡng thờ cúng Mẫu đất mang đậm dấu ấn về mối giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Chăm và Việt nằm ngay ngã tư đường Quốc lộ 9 cắt đường Hồ Chí Minh.
Ngôi miếu thờ tọa lạc ở phía Nam xóm Chùa, bên bờ một bờ nước có tên là Bàu Đá thuộc địa phận làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, cách Uỷ ban nhân dân xã gầm 1km về phía Đông Bắc.
Miếu bà Chúa Ngọc còn được biết đến với tên gọi đền Huyền Trân Công Chúa được xây dựng từ lâu đời với lối kiến trúc theo kiểu vòm cuốn bằng gạch. Bộ mái đắp bằng vôi vữa thành 3 tầng, mái cong, đầu cao vút, lợp ngói liệt và có đường cổ diêm giả.
Với thiết kế mang phong cách thời Lê (thế kỷ XVI – XVII), qua thời gian, ngôi miếu này bị hư hỏng nhiều nên đến năm 1998, nhân dân đã dựng lại ngôi miếu mới hoàn toàn với hai nhà ghép song ngang theo kiến trúc chữ “Nhị” trước có đường cổ diêm và mái ngói giả.
Tại đây, người dân tôn vinh vị nữ thần của người Chăm Poyan Ynu Nagar – thần mẹ xứ sở Mẫu đất. Nhiều làng xã nông nghiệp ở miền Trung và Quảng Trị nói riêng đều thờ nữ thần này với tên gọi miếu bà Chúa Ngọc. Một số vùng quê khác coi đây chính là Công chúa Huyền Trân do vậy đây còn được biết đến là đền Huyền Trân công chúa.
Công chúa Huyền Trân là nhân vật lịch sử có thật thời nhà Trần, nhận lời bán gả của hai triều đại để đổi tấm thân lá ngọc cành vàng lấy hai châu Ố và Rí năm 1306. Việc đồng nhất bà Chúa Ngọc và công chúa Huyền Trân thể hiện thái độ đáng kính trân trọng của người dân Quảng Trị đối với các vị thần Chăm. Qua đó thể hiện tính cộng tồn văn hóa thay thế vị thần Chăm bằng một nhân vật thật thuần Việt
Miếu bà Chúa Ngọc là minh chứng cho mối quan hệ Chăm – Việt từ bao đời nay và vẫn sống mãi với thời gian. Đây là sản phẩm văn hóa tinh thần làng xã đậm ý thức tôn vinh, ngưỡng vọng, thỏa ước nguyện vươn tới cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào ta.
Ảnh: Internet.
Ngôi miếu thờ tọa lạc ở phía Nam xóm Chùa, bên bờ một bờ nước có tên là Bàu Đá thuộc địa phận làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, cách Uỷ ban nhân dân xã gầm 1km về phía Đông Bắc.
Miếu bà Chúa Ngọc còn được biết đến với tên gọi đền Huyền Trân Công Chúa được xây dựng từ lâu đời với lối kiến trúc theo kiểu vòm cuốn bằng gạch. Bộ mái đắp bằng vôi vữa thành 3 tầng, mái cong, đầu cao vút, lợp ngói liệt và có đường cổ diêm giả.
Với thiết kế mang phong cách thời Lê (thế kỷ XVI – XVII), qua thời gian, ngôi miếu này bị hư hỏng nhiều nên đến năm 1998, nhân dân đã dựng lại ngôi miếu mới hoàn toàn với hai nhà ghép song ngang theo kiến trúc chữ “Nhị” trước có đường cổ diêm và mái ngói giả.
Tại đây, người dân tôn vinh vị nữ thần của người Chăm Poyan Ynu Nagar – thần mẹ xứ sở Mẫu đất. Nhiều làng xã nông nghiệp ở miền Trung và Quảng Trị nói riêng đều thờ nữ thần này với tên gọi miếu bà Chúa Ngọc. Một số vùng quê khác coi đây chính là Công chúa Huyền Trân do vậy đây còn được biết đến là đền Huyền Trân công chúa.
Công chúa Huyền Trân là nhân vật lịch sử có thật thời nhà Trần, nhận lời bán gả của hai triều đại để đổi tấm thân lá ngọc cành vàng lấy hai châu Ố và Rí năm 1306. Việc đồng nhất bà Chúa Ngọc và công chúa Huyền Trân thể hiện thái độ đáng kính trân trọng của người dân Quảng Trị đối với các vị thần Chăm. Qua đó thể hiện tính cộng tồn văn hóa thay thế vị thần Chăm bằng một nhân vật thật thuần Việt
Miếu bà Chúa Ngọc là minh chứng cho mối quan hệ Chăm – Việt từ bao đời nay và vẫn sống mãi với thời gian. Đây là sản phẩm văn hóa tinh thần làng xã đậm ý thức tôn vinh, ngưỡng vọng, thỏa ước nguyện vươn tới cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào ta.
Ảnh: Internet.
Comments
Post a Comment