Ngày Tết của người dân tộc Tày (Đà Bắc) không chỉ là dịp để mọi người trong gia đình xum vầy, đoàn tụ cùng gia đình, dòng họ mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Quảng Trị. Cùng nhau khám phá cái Tết của dân tộc Tày nơi đây nhé!
Trước khi đến Tết, cả gia đình của dân tộc Tày cùng tập trung trang trí, quét dọn lại nhà cửa và sửa soạn bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm của người Tày nơi đây, ngày Tết trong nhà nhất định phải sạch sẽ thì cả năm mới gặp nhiều may mắn. Khi nhà cửa được dọn dẹp xong họ bắt đầu thịt gà, thịt lợn, thịt vịt, làm bánh, đồ xôi,….
Tết của người Tày, công việc quan trọng nhất của họ đó là thờ cúng tổ tiên. Việc cúng lễ được làm theo cách cúng từng mâm nhỏ. Bàn thờ tổ tiên được xếp ở vị trí cao nhất và treo ở góc tường chiếu thẳng cửa chính, sau đó 3 mâm thờ nhỏ hơn được đặt dưới ban thờ tổ tiên là các cấp bậc thấp hơn.
Trên mâm cúng tổ tiên đều được đặt bằng lá chuối đặc trưng bao gồm có xôi trắng đồ trứng kiến gói lá dong, rượu, thịt gà, thịt lợn và cá suối đồ nõn chuối; ngoài ra, không thể thiếu món bánh đặc trưng của ngày tết đó là bánh trưng và bánh gio.
Vào đêm giao thừa, mọi cuộc viếng thăm gia đình hàng xóm sẽ kết thúc bắt đầu từ 23 giờ. Lúc này mọi gia đình đều đóng chặt cổng, cửa không cho bất cứ người nhà, hay hàng xóm ra, vào. Theo truyền thống của người Tày, mùng 1 tết không ai được phép vào nhà nhau vì họ cho rằng chúng mang đến vận hạn và tại ương cho gia đình mình. Vì vậy, họ lựa chọn người xông nhà phải là người uy tín, có đạo đức và phúc lớn trong bản.
Theo phong tục tập quán của người Tày: rạng sáng ngày mồng 1 Tết tầm khoảng 4- 5giờ cả gia đình sẽ cùng nhau ra suối để rửa mặt, tay, chân và nhặt 12 viên đá cuội nhỏ mang về nhà sau đó tung vào gầm sàn hoặc ở vị tí giữa nhà, với ý nghĩa đó là cầu cho cả một năm được mùa màng bội thu, may mắn và nuôi được nhiều trâu, lợn, bò, gà hơn.
(Ảnh: Internet)
Comments
Post a Comment